XTĐT vào Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015: Ưu tiên trọng điểm, chú trọng chất lượng
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa nhấn mạnh, công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) trong giai đoạn tới phải bám sát vào định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy. Giai đoạn 2006-2011, Quảng Ngãi thành công trong thu hút công nghiệp nặng, tuy nhiên những năm đến phải kết hợp phát triển công nghiệp nhẹ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực đô thị, dịch vụ, đảm bảo thực hiện thắng lợi 3 nhiệm vụ đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII.
Các dự án lọc-hóa dầu là lĩnh vực được Quảng Ngãi ưu tiên trong thu hút đầu tư.
Trong ảnh: Nhà máy nhựa Polypropylene là dự án hóa dầu đầu tiên tại Dung Quất
"Với tiềm năng, lợi thế hiện có, Quảng Ngãi cần có chiến lược thu hút đầu tư phù hợp, kể cả ngắn và dài hạn, với những địa bàn trọng điểm và lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển", ông Lê Minh Dương-Phó Giám đốc Trung tâm XTĐT miền Trung chia sẻ.
Trong chiến lược XTĐT, Quảng Ngãi đã phân vai khá rõ. KKT Dung Quất được xác định là địa bàn trọng điểm, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh nói riêng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung. Đặc biệt, KKT Dung Quất là điểm thuận lợi đáp ứng yêu cầu cho các ngành CN nặng, CN lọc-hóa dầu, CN phụ trợ... vừa có quỹ đất rộng, có cảng biển nước sâu và các dịch vụ phụ trợ công nghiệp đi kèm nên rất thuận lợi cho việc kêu gọi XTĐT.
Bên cạnh đó, từng bước thu hút các dự án thuộc lĩnh vực CN tàu thủy nhằm phát triển một trung tâm đóng tàu thứ hai của cả nước (sau Hải Phòng). Đồng thời chú trọng kêu gọi các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ cảng, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, để KKT Dung Quất trở thành thành phố CN, bên cạnh nhiệm vụ thu hút các dự án CN cần chú trọng kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu CN, các dự án xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp và các dự án thương mại dịch vụ tại đô thị Vạn Tường.
Ông Lê Minh Dương-Phó Giám đốc Trung tâm XTĐT miền Trung cho biết, thuận lợi trong công tác XTĐT là 7 tỉnh Nam Trung Bộ đã thành lập ủy ban điều phối vùng và đã thống nhất phân vai phát triển. Đà Nẵng thu hút các dự án dịch vụ, tài chính, du lịch; Quảng Nam thu hút du lịch, các ngành công nghiệp gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô; Quảng Ngãi "được giao" nhiệm vụ thu hút các ngành CN nặng... Việc thu hút các ngành CN quy mô lớn, có tính chất trung tâm là động lực để thu hút các dự án phụ trợ, các dự án "hạ nguồn" và các dự án dịch vụ.
Ngoài KKT Dung Quất, thì các khu CN, cụm CN làng nghề là khu vực vành đai cung cấp các sản phẩm CN phụ trợ và dịch vụ phục vụ KKT Dung Quất. Trong đó, các KCN tỉnh tập trung kêu gọi các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, sản xuất vật liệu xây dựng, CN chế biến lương thực thực phẩm, chế biến nông-lâm-thủy sản, các dịch vụ CN phụ trợ. Cụm CN làng nghề sẽ kêu gọi các dự án sử dụng nguyên vậtt liệu và nhiều lao động tại chỗ như may mặc, phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, các nhà máy chế biến, sản xuất hàng hóa có quy mô nhỏ. Tại các khu vực còn lại ưu tiên xúc tiến các dự án khai khoáng, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, dự án cung cấp nước, xử lý môi trường, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí.
Trong khi đó, các khu đô thị như thành phố Quảng Ngãi, đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi tập trung kêu gọi các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư, các dự án cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, KKT Dung Quất và các KCN. Song theo ông Ngô Văn Trọng-Phó Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi thì, cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chưa rõ ràng nên NĐT chưa mặn mà. Do vậy, tỉnh cần có cơ chế riêng trong lĩnh vực này, bởi hiện nay giá trị thương mại-dịch vụ của thành phố chiếm 80% so với toàn tỉnh. Còn theo ông Đoàn Tấn Hận-Trưởng BQL các KCN tỉnh thì Quảng Ngãi cần phải xây dựng một cơ chế chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, nhất quán và đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhưng tạo được hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng.
Riêng thu hút vốn FDI, để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI vào Quảng Ngãi và tạo được sự tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI, chính sách thu hút đầu tư không chỉ tập trung vào vốn đầu tư nước ngoài mà cần cả vốn đầu tư trong nước, nhất là qua các hình thức liên doanh để có thể học hỏi về quản lý, kinh nghiệm, công nghệ. Ngoài ra, "cơ sở hạ tầng mềm" là điểm cần được chú trọng trong cải cách và nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn FDI. Một trong những giải pháp đó là thực hiện minh bạch, nhất quán và cân bằng lợi ích giữa NĐT trong và ngoài nước với người tiêu dùng. Cùng với đó là xây dựng chính sách thuế, hải quan minh bạch; hệ thống hải quan phải được hiện đại hóa bằng việc áp dụng rộng rãi hải quan điện tử sẽ góp phần thu hút NĐT nước ngoài đổ vốn vào tỉnh.
Ông Lê Minh Dương-Phó Giám đốc Trung tâm XTĐT miền Trung cho biết, thuận lợi trong công tác XTĐT là 7 tỉnh Nam Trung Bộ đã thành lập ủy ban điều phối vùng và đã thống nhất phân vai phát triển. Đà Nẵng thu hút các dự án dịch vụ, tài chính, du lịch; Quảng Nam thu hút du lịch, các ngành công nghiệp gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô; Quảng Ngãi "được giao" nhiệm vụ thu hút các ngành CN nặng... Việc thu hút các ngành CN quy mô lớn, có tính chất trung tâm là động lực để thu hút các dự án phụ trợ, các dự án "hạ nguồn" và các dự án dịch vụ.
Ngoài KKT Dung Quất, thì các khu CN, cụm CN làng nghề là khu vực vành đai cung cấp các sản phẩm CN phụ trợ và dịch vụ phục vụ KKT Dung Quất. Trong đó, các KCN tỉnh tập trung kêu gọi các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, sản xuất vật liệu xây dựng, CN chế biến lương thực thực phẩm, chế biến nông-lâm-thủy sản, các dịch vụ CN phụ trợ. Cụm CN làng nghề sẽ kêu gọi các dự án sử dụng nguyên vậtt liệu và nhiều lao động tại chỗ như may mặc, phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, các nhà máy chế biến, sản xuất hàng hóa có quy mô nhỏ. Tại các khu vực còn lại ưu tiên xúc tiến các dự án khai khoáng, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, dự án cung cấp nước, xử lý môi trường, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí.
Trong khi đó, các khu đô thị như thành phố Quảng Ngãi, đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi tập trung kêu gọi các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư, các dự án cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, KKT Dung Quất và các KCN. Song theo ông Ngô Văn Trọng-Phó Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi thì, cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chưa rõ ràng nên NĐT chưa mặn mà. Do vậy, tỉnh cần có cơ chế riêng trong lĩnh vực này, bởi hiện nay giá trị thương mại-dịch vụ của thành phố chiếm 80% so với toàn tỉnh. Còn theo ông Đoàn Tấn Hận-Trưởng BQL các KCN tỉnh thì Quảng Ngãi cần phải xây dựng một cơ chế chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, nhất quán và đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhưng tạo được hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng.
Riêng thu hút vốn FDI, để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI vào Quảng Ngãi và tạo được sự tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI, chính sách thu hút đầu tư không chỉ tập trung vào vốn đầu tư nước ngoài mà cần cả vốn đầu tư trong nước, nhất là qua các hình thức liên doanh để có thể học hỏi về quản lý, kinh nghiệm, công nghệ. Ngoài ra, "cơ sở hạ tầng mềm" là điểm cần được chú trọng trong cải cách và nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn FDI. Một trong những giải pháp đó là thực hiện minh bạch, nhất quán và cân bằng lợi ích giữa NĐT trong và ngoài nước với người tiêu dùng. Cùng với đó là xây dựng chính sách thuế, hải quan minh bạch; hệ thống hải quan phải được hiện đại hóa bằng việc áp dụng rộng rãi hải quan điện tử sẽ góp phần thu hút NĐT nước ngoài đổ vốn vào tỉnh.
Theo baoquangngai.com.vn