Bao giờ những lò gạch chui ngừng hoạt động?
Với chi phí sản xuất và nhân công giá rẻ, những lò gạch "chui" mọc lên như nấm sau mưa tại một số địa phương thuộc tỉnh Hải Dương gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên nghiêm trọng.
Theo những người trong nghề, sản xuất gạch là ngành "siêu lợi nhuận", các chủ lò chỉ mất tiền đầu tư ban đầu, nguyên liệu thường khai thác tại chỗ hoặc được mua theo kiểu tận thu cộng với tiền thuê nhân công giá rẻ... Đặc biệt, chi phí sản xuất gạch thấp, chỉ chiếm khoảng 25 - 30% giá thành. Đây là những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất gạch nung ở Hải Dương có nguy cơ bùng phát trở lại, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên đất đai.
Được biết, ngày 15/3/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 661/QĐ-UBND phê duyệt lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, những cơ sở sản xuất gạch sét nung (không kể tuy - nen) sẽ phải tháo dỡ nếu có những vi phạm như: không được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện cho phép xây dựng; nằm trên địa bàn các phường của TP Hải Dương và thị xã Chí Linh; ở sát khu dân cư dưới 200m; không còn vùng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; gây ô nhiễm môi trường đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở, cảnh báo nhiều lần hoặc nhân dân địa phương phản đối...
Theo quyết định này, TP Hải Dương có 14 lò thuộc các phường Bình Hàn, Việt Hòa và Nhị Châu thuộc diện phải tháo dỡ trước ngày 30/6/2011. Ngoài ra, theo thống kê tại một số huyện còn tồn tại 15 lò do người dân tự ý xây dựng không phép hoặc do UBND các huyện, thị xã phê duyệt không theo đúng quy định của UBND tỉnh.
Theo Hiệp hội Lò gạch sét nung công nghiệp cải tiến tỉnh Hải Dương, từ tháng 3/2011 đến nay, nhiều lò gạch thủ công vẫn đang được xây dựng mới ở các xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ), Phúc Thành (huyện Kinh Môn), ở khu Bắc các huyện Nam Sách, Thanh Hà, thị xã Chí Linh…
Tại bãi đê sông Kinh Thầy thuộc địa bàn xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, 1 cặp lò (2 buồng đốt) theo kiểu "chụp mũ thu khói và xử lý bằng nước vôi trong" đang được xây dựng với quy mô mỗi buồng khoảng 20 - 25 vạn viên. Ngay bên cạnh là 1 cặp lò cùng loại đã được xây dựng hoàn chỉnh đang chờ đưa gạch mộc vào hoạt động. Việc chủ lò tự ý xây dựng lán trại, đầu tư đường điện và xây lò gạch cũng như khai thác đất sát chân đê là hoàn toàn trái các quy định của UBND tỉnh.
Theo những người trong nghề, sản xuất gạch là ngành "siêu lợi nhuận", các chủ lò chỉ mất tiền đầu tư ban đầu, nguyên liệu thường khai thác tại chỗ hoặc được mua theo kiểu tận thu cộng với tiền thuê nhân công giá rẻ... Đặc biệt, chi phí sản xuất gạch thấp, chỉ chiếm khoảng 25 - 30% giá thành. Đây là những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất gạch nung ở Hải Dương có nguy cơ bùng phát trở lại, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên đất đai.
Được biết, ngày 15/3/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 661/QĐ-UBND phê duyệt lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, những cơ sở sản xuất gạch sét nung (không kể tuy - nen) sẽ phải tháo dỡ nếu có những vi phạm như: không được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện cho phép xây dựng; nằm trên địa bàn các phường của TP Hải Dương và thị xã Chí Linh; ở sát khu dân cư dưới 200m; không còn vùng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; gây ô nhiễm môi trường đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở, cảnh báo nhiều lần hoặc nhân dân địa phương phản đối...
Theo quyết định này, TP Hải Dương có 14 lò thuộc các phường Bình Hàn, Việt Hòa và Nhị Châu thuộc diện phải tháo dỡ trước ngày 30/6/2011. Ngoài ra, theo thống kê tại một số huyện còn tồn tại 15 lò do người dân tự ý xây dựng không phép hoặc do UBND các huyện, thị xã phê duyệt không theo đúng quy định của UBND tỉnh.
Theo Hiệp hội Lò gạch sét nung công nghiệp cải tiến tỉnh Hải Dương, từ tháng 3/2011 đến nay, nhiều lò gạch thủ công vẫn đang được xây dựng mới ở các xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ), Phúc Thành (huyện Kinh Môn), ở khu Bắc các huyện Nam Sách, Thanh Hà, thị xã Chí Linh…
Tại bãi đê sông Kinh Thầy thuộc địa bàn xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, 1 cặp lò (2 buồng đốt) theo kiểu "chụp mũ thu khói và xử lý bằng nước vôi trong" đang được xây dựng với quy mô mỗi buồng khoảng 20 - 25 vạn viên. Ngay bên cạnh là 1 cặp lò cùng loại đã được xây dựng hoàn chỉnh đang chờ đưa gạch mộc vào hoạt động. Việc chủ lò tự ý xây dựng lán trại, đầu tư đường điện và xây lò gạch cũng như khai thác đất sát chân đê là hoàn toàn trái các quy định của UBND tỉnh.
Lò gạch trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động.
Khi phát hiện sự việc, các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản, yêu cầu đình chỉ xây dựng. Song, hoạt động xây dựng vẫn tiếp diễn bất chấp những yêu cầu của chính quyền và cơ quan chức năng.
Tại khu vực bãi ngoài đê ven sông Thái Bình thuộc thôn Liêu Xá, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, một số cá nhân ngang nhiên thực hiện các hoạt động bơm cát và xây dựng lò gạch mà không được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc xây dựng trái phép này vi phạm quy định của UBND tỉnh Hải Dương và ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão do tập kết vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngoài đê...
Được biết, thông báo ý kiến Kết luận số 155, ngày 9/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ghi rõ UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét việc khai thác tài nguyên của các chủ lò gạch. Nếu nơi nào vi phạm trong việc khai thác tài nguyên, yêu cầu đình chỉ và thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên, báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh. Hy vọng, với những động thái quyết liệt và tích cực của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, các lò gạch thủ công hoạt động trái phép sẽ sớm bị dẹp bỏ
Theo cand
Tại khu vực bãi ngoài đê ven sông Thái Bình thuộc thôn Liêu Xá, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, một số cá nhân ngang nhiên thực hiện các hoạt động bơm cát và xây dựng lò gạch mà không được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc xây dựng trái phép này vi phạm quy định của UBND tỉnh Hải Dương và ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão do tập kết vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngoài đê...
Được biết, thông báo ý kiến Kết luận số 155, ngày 9/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ghi rõ UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét việc khai thác tài nguyên của các chủ lò gạch. Nếu nơi nào vi phạm trong việc khai thác tài nguyên, yêu cầu đình chỉ và thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên, báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh. Hy vọng, với những động thái quyết liệt và tích cực của các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, các lò gạch thủ công hoạt động trái phép sẽ sớm bị dẹp bỏ
Theo cand