Hướng dẫn xây tường gạch
A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
“AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”, kiểm tra lại cố định của giàn giáo, vị trí thao tác, lưới bảo hộ khi lên cao, bao che phía trên khi thao tác phía dưới trong khi các bộ phận khác đang làm việc bên trên. Nói chung, tuyệt đối tuân thủ ATLĐ theo quy định chung của nội quy công trường.
Trước khi xây, cần kiểm tra các đường tim, trục tường và cao độ chuẩn theo bản vẽ quy định. Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ, tưới ướt gạch trước, ngay khi vận chuyển gạch phải chọn trước những viên gạch có góc cạnh cân đối, sắp xếp gạch nhẹ nhàng, không làm sứt vỡ các góc cạnh.
Đối với vữa, có khi tường trong và ngoài dùng vữa có mác khác nhau, cho nên phải nói rõ cho những người vận chuyển vữa biết để khỏi bị nhầm lẫn.
B. YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC:
Do ý nghĩa và đặc thù của công tác xây nên khi xây cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
1. Khối xây phải đông đặc và vững chắc:
Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau, không còn khe hở hay có thể bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử dụng dúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu nén kém hơn gạch rất nhiều , nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối xây, nếu mỏng quá thì cũng không đủ sức gắn chặt các viên gạch với nhai. Trung bình mạch vữa có độ dày từ 8-12mm.
Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở những bộ phận chịu sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều thì phải tăng vữa nhiều, khối xây s4 yếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau.
2. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn mí”
“trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trêncủa viêngạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
“dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới.
3. Khi xây phải biết chọn gạch. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải xoay viên gạch xem mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài. Những thợ nề lâu năm có kinh nghiệm, thường mỗi lần nhặt một viên gạch là nhanh trí chú ý ngay hai viên xây tiếp theo, định trước là sẽ đặt viên nào ở vị trí nào. Vì vậy họ nhặt gạch rất chính xác, xây tườg rất đều và đẹp.
4. Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói quen như vậy, thì mặt tường xây xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề. Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay.
C. KIỂM TRA SAU KHI XÂY XONG:
- Cặp thước hồ dài 2m lên mặt tường;
- Quả dọi;
- Thước ke để kiểm tra tường xây.
STT
|
Hạng mục
|
Sai lệch cho phép
khối xây gạch (mm) |
Ghi chú
|
1
|
Sai lệch đường tim
|
3
|
|
2
|
Độ thẳng đứng của tường:
+ Mỗi tầng;
+ Toàn bộ chiều cao
|
5
20
|
Các mạch vữa cá biệt:
- nhỏ nhất không dưới 6mm;
- lớn nhất không quá 15mm
|
3
|
Độ bằng phẳng của mặt tường:
+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô
|
3
2
|
- nhỏ nhất không dưới 6mm;
- lớn nhất không quá 15mm
|
4
|
Độ thẳng của mạch nằm ngang:
+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô
|
5
7
|
Trong phạm vi chiều dài 10m:
- nhỏ nhất không dưới 6mm;
- lớn nhất không quá 15mm
|
D. VỆ SINH SAU KHI XÂY XONG:
Sau khi xây xong phải làm sạch mặt tường ngay, dù trong khi xây, người thợ dùng bay cạo vữa lòi ra ngoài mạch gạch, nhưng mặt tường vẫn rất không sạch, mà còn rơi rớt lại vữa thừa. Sau khi xây xong một tầng giàn giáo cần dùng chổi quét sạch mặt tường. Nếu không kịp thời làm sạch mặt tường, thì vữa còn rơi rớt trên mặt tường sẽ đông cứng, về sau rất khó làm sạch, gây khó khăn cho việc trát và trang trí sau này.