Hướng dẫn tô tường

  MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG:

Hướng dẫn tô tường Phú Điền

Bề mặt bên ngoài của ngôi nhà được hoàn thiện bằng cách tô các loại vữa hoặc ốp các loại đá hoặc gạch hoa, các hình trang trí … Còn bên trong, ngoài những hình thức trên người ta cùng sơn, ghép gỗ, giấy tường … gần đây còn sử dụng nhiều các loại vật liệu chất dẻo với kích thước lớn, cho phép nâng cao nhiều về năng suất lao động và hạ giá thành xây dựng.

Lớp vữa được tô lên tường sau khi khô cứng sẽ có tác dụng giữ cách nhiệt, cách âm, chống cháy và bảo vệ các kết cấu bằng gỗ của ngôi nhà không bị mục hỏng. Sau khi tô vữa thì có thể sơn, với các màu sắc khác nhau, làm cho các gian phòng thoáng đẹp và sạch sẽ. Nếu vữa được pha trộn cẩn thận và đúng phương pháp thì lớp vữa tô sẽ rất bền, có thể giữ được hàng trăm năm.

Thành phần vữa cement cho 1m3 vữa:

Mác vữa

Mác cement

Cement (kg)

Cát (1)

100

500

300

910

-

400

325

900

-

300

380

860

75

500

215

980

-

400

255

953

-

300

323

910

B.     CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Trước khi tô tường gạch cần phải sửa trước những chỗ lồi, lõm, cạo rêu, đất bám ở mặt tường và bố trí giàn giáo. Giàn giáo thường được bố trí từ góc ra ngoài, từ 6m đến 10m cho đủ dây chuyền hoạt động. Ở chân tường hoặc trên giàn giáo phải lót ván hứng vữa.

Tất cả những dụng cụ cần thiết phải mang ra chỗ tô để vào vị trí nhất định để lúc làm không phải tìm kiếm. Chỗ tô phải có thùng tưới tường trước khi tô. Tô đến đoạn nào phải tưới cho đoạn ấy ướt và sạch, khi đã tưới nước rồi nhưng đến khi tô, nếu chỗ tô bị khô thì phải tưới nước lại rồi mới tô tiếp.

Công tác ghém:

Để có cơ sở làm mặt tường được phẳng đều thì trước khi tô phải làm sẳn các mốc ghém ở trên và dưới cả bốn góc chỗ bức tường định tô.

Trước khi làm mốc ghém phải xem lại bức tường có thẳng hay không để làm mốc ghém được phẳng đều.

Người tô lấy vữa tô lên ngọn tường từ góc bên nọ đến góc bên kia làm thành hai mốc trước. Mỗi mốc ghém vuông có cạnh 10cm, chiều dày vừa bằng lớp tô.

Trường hợp tường có chỗ lồi ra (không đục bạt đi được) hoặc tường, trụ bị xây lả thì phải dựa vào chỗ lồi ra mà làm mốc (dày độ 5mm) rối chiếu kích thước chỗ mốc này làm những mốc khác ở các cạnh để tô cho bằng phẳng.

Khi tô những chỗ có cửa thì căn cứ vào mặt khuôn cửa mà căng dây làm mốc ghém cho ăn phẳng với cửa.

C.     THỰC HÀNH TÔ VỮA:

Khi đã làm các mố cghém, người cán và người xoa vì chưa có việc làm ngay nên có thế cứ tiếp tục việc sửa tường và tưới ướt tường.

Tô phía trên trước, phía dưới sau, tô từ góc tô ra, tô nhát sau phải liền mí với nhát trước, mặt vữa chỗ giáp mí phải bằng phẳng. Khi tô lớp lót được một khoảng vừa tầm thước cán mà thấy vữa đã se mặt, vừa khô thì quay lại lấy vữa tô tiếp lớp thứ hai cho cả hai lớp vữa dày vừa bằng mặt mốc ghém đã làm.

Lúc tô nên chừa các mốc ghém lại và cố gắng tô mặt tường cho phẳng để người cán không phải sửa chữa nhiều.

Tô xong nửa trên của bức tường rồi mới tô nửa dưới, hoặc có tổ chuyên tô trên và có tổ đồng thời tô dưới, tuỳ theo mặt tô rộng hẹp mà bố trí cho hợp lý. Những tổ tô trên nên có tô trước độ 5-6m, tổ dưới mới tô đuổi theo.

Cán thước:

Sau khi đã tô xong lớp thứ hai đủ một tầm thước, thấy mặt vữa se mặt thì người cán lấy thước dựa trên các mốc ghém cán thành hai đường cữ dọc làm chuẩn bị để cán cho mặt tường được phẳng. Khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại mặt tô một lần nữa xm chỗ nào còn lõm thì bù thêm vữa, chỗ nào lồi thì gạt vữa đi cho mặt tô phẳng đều.

Cứ thế cán xong đoạn này, tiếp tục chuyển sang đoạn khác. Khi cán sang đoạn khách, lúc rà thước phải đưa một phần hai thước sang chỗ cán trước để rà cho các đoạn tô cùng nằm trên một mặt phẳng.

Xoa nhẵn:

Sau khi cán thước xong, thì người thợ bắt tay vào xoa, xoa từ trên xoa xuống, xoa những chỗ giáp mí trước cho đều. Khi xoa chỗ nào khô thì thêm nước vào, chỗ nào ướt quá thì không nên xoa ép dễ bị rạn nứt. Cứ thế xoa hết chỗ này loang dần đến chỗ khác làm cho mặt tường được phẳng, mịn, đều.

Bảo dưỡng:

Phun nước để giữ cho tường luôn ẩm ướt ít nhất 03 ngày (bắt đầu tưới nước khi lớp hồ tô bắt đầu khô cứng).