Lún vệt bánh xe có xảy ra với mặt đường lát gạch tự chèn hay không ?

Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn cùng xem một thí nghiệm mô phỏng thực hiện ở Anh.

Một đoạn thực nghiệm kết cấu mặt đường lát gạch tự chèn thoát nước với 4 loại móng thông dụng khác nhau đã được tiến hành:

1. Móng cấp phối đá dăm không gia cố dày 20cm
2. Móng cấp phối đá dăm dày 20cm gia cố 3% xi măng
3. Đá dăm đen với hàm lương nhựa 5%, loại nhựa có độ kim lún 50
4. Cấp phối đá dăm gia cố bằng hai lớp lưới địa kỹ thuật.

Tổng chiều dài đoạn thử là 24m dài, được chia thành 4 đoạn cho 4 kết cấu móng khác nhau. Bề rộng đoạn thử nghiệm này là 4m.
 
Phú Điền- Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 01

 Khu vực thí nghiệm đã được đào xuống đến lớp sét bồi tích với chỉ số CBR 5%

Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 02

Vật liệu đỉnh nền dày 150m đầm nén chặt đã được thi công trên khu vực

thí nghiệm, trước khi trải màng DDKT Polythene

Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 03

 Màng ĐKT Polythene đã được trải để đạt được mô phỏng mặt đường bị ngập nước
(Điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất) cho tất cả các kết cấu thử nghiệm

Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 04

Kêt cấu thử nghiệm loại 4 yêu cầu lắp đặt hai lớp lưới địa kỹ thuật Tensar SS40:

Lớp dưới đặt trực tiếp trên màng ĐKT Polythen. Lớp thứ hai đặt giữa hai lớp móng cấp phối đá dăm.

Phú Điền- Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 05

 Trước khi lát gạch tự chèn mặt đường, một lớp đệm đá xay đồng kích cỡ

6mm dày 50mm đã được thi công trên mỗi đoạn thử. 
Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 06

 Mặt đường lát gạch tự chèn thoát nước được lát theo hoa văn chéo 45 độ 

Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 07

Giá trị biến dạng võng mặt đường đã được đo đạc tại các vị trí đánh dấu trên bảng gỗ. Mỗi điểm đo được bố trí trên cùng vị trí tương ứng với kiểu lát gạch tự chèn. Công việc đo đạc được tiến hành bằng cách chèn các nêm tiêu chuẩn vào khe hở giữa thước thẳng và bề mặt đường. Số đọc ban đầu đã được đo đạc và ghi lại trước khi cho áp dụng tải trọng xe chạy trên mặt đường.
 
Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 08

Tải trọng xe được mô phỏng bằng một xe tải 8 bánh quá tải,

chạy tới và lui với vận tốc không đổi khoảng 10m / phút (16 Km/ giờ)
 Thí nghiệm lún vệt bánh xe với mặt đường lát gạch tự chèn 10

 Lún vệt bánh xe điển hình trên kết cấu 1- Móng cấp phối đá dăm không gia cố,

sau vài ngàn lượt tải trọng tiêu chuẩn

Các kết quả và kết luận rút ra từ thực nghiệm:

Kết quả đo độ lún vệt bánh xe trên mỗi loại kết cấu sau 6.000 lượt trục xe tiêu chuẩn

Kết cấu 1 - Móng cấp phối đá dăm không gia cố:  37mm

Kết cấu 2- Móng cấp phối đá dăm gia cố 3% xi măng                              :    10 mm

Kết cấu 3-Móng đá dăm đen hàm lượng nhựa 5%                                    :     6 mm

Kết cấu 4- Móng cấp phối đá dăm gia cố hai lớp lưới địa kỹ thuật Tensar:  32 mm

Giá trị độ lún vệt bánh xe từ 3000 lượt đến 6000 lượt đã được sửa dụng để ngoại suy phỏng đoán giá trị độ lún vệt bánh xe ở số lượt xe cao hơn, ví dụ 25000 lượt trục xe tiêu chuẩn.

Phú Điền- Biểu đồ phân tích 1
 
Phú Điền- Biểu đồ phân tích 2
 
Phú Điền- Biểu đồ phân tích 3
 
Phú Điền- Biểu đồ phân tích 4
 
Kết luận:

+Loại móng đường cho độ lún vệt bánh xe ít nhất, theo thứ tự từ trên xuống dưới:
1. Móng đá dăm đen
2. Móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng
3. Móng cấp phối đá dăm gia cố lưới địa kỹ thuật
4. Cấp phối đá dăm không gia cố

+Với các tuyến đường có lưu lượng và tải trọng xe lên đến một mức nào đó, độ lún vệt bánh xe của mặt đường trên lớp móng đá dăm không gia cố sẽ lớn gấp 3-4 lần so với mặt đường trên lớp móng gia cố (nhựa hoặc xi măng)

+Mặc dù chịu tải trọng nặng trùng phục ở vệt bánh xe, nhưng kết cấu mặt đường lát gạch tự chèn cho thấy không bị hư hại về kết cấu mà chỉ có thể xuất hiện hiện tượng võng tại vệt bánh xe nặng, tương tự như thường xảy ra với kết cấu mặt đường mềm.

Theo bachkhoadanang.net