Kỳ vọng chu kỳ phát triển mới cho thị trường BĐS Việt Nam

Vừa qua, bất chấp những tác động của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản (AFIRE) đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

bất động sản Việt Nam

 

Nhiều nhà đầu tư vẫn muốn tiếp tục duy trì đầu tư vào Việt Nam trong đó có lĩnh vực bất động sản (BĐS) đã cho thấy khả năng phục hồi và phát triển của thị trường BĐS sau một thời gian dài “nghỉ ngơi”.

Cùng với ngành hàng tiêu dùng, chứng khoán, BĐS được đánh giá là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư và sẽ sôi động hơn trong năm 2012 khi nhiều chuyên gia dự đoán sẽ có nhiều “phi vụ” M&A diễn ra. Tại ngày hội đầu tư năm 2012 vừa diễn ra vào trung tuần tháng 2, ông Đặng Doãn Kiên - Trưởng đại diện Quỹ đầu tư Aureos tại Việt Nam nhấn mạnh, thị trường BĐS cần rất nhiều vốn; Đây cũng là thị trường chỉ mới phát triển manh mún, trong khi tiềm năng lại rất lớn. Trong thời gian này, BĐS lại đang ngày càng giảm giá, nên tôi nghĩ rằng việc M&A lĩnh vực này sẽ diễn ra tương đối sôi động. Hiện tại cũng đang có xu hướng các công ty quản lý quỹ mở quỹ đầu tư BĐS. Nhiều nhà đầu tư vẫn đánh giá ngành BĐS có tiềm năng lâu dài, trong khi sắp tới sẽ có các đợt giảm giá nữa, có nhiều cơ hội cho họ.

Trên góc độ của một nhà đầu tư, ông Lương Trí Thìn - Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh, cho biết, năm 2012 là một năm tiềm ẩn nhiều cơ hội cho thị trường BĐS nước ta. Hiện bất động sản đang có một mức giá hợp lý. Chu kỳ suy giảm BĐS đang ở vào giai đoạn cuối. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn ngắm đến thị trường BĐS nước ta như một điểm đến đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay Việt Nam thiếu 40% nhà ở cho người trẻ và người có mong muốn mua nhà, do đó nhu cầu sở hữu BĐS trong tương lai vẫn cao… Đây chính là những tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS kết thúc chu kỳ suy giảm và bắt đầu một chu kỳ phát triển mới mạnh mẽ hơn theo hướng tài chính hóa và chứng khoán hóa BĐS.

Trên góc độ nhà tư vấn đầu tư và nghiên cứu thị trường, ông Marc Townsend - Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, khi Việt Nam vẫn là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới thì vẫn còn nhiều cơ hội cho thị trường BĐS. Những chỉ số trên thị trường chứng khoán từ đầu năm 2012 có những thay đổi tích cực cũng là một cơ hội cho ngành BĐS phục hồi và tiếp tục thu hút đầu tư. Năm 2011, thị trường BĐS đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, dòng tiền khan hiếm do những dòng vốn vào thị trường này bị hạn chế và người mua không còn hứng thú nữa. Nhưng 2012 sẽ là một năm mà các công ty và cá nhân có thể đạt được lợi nhuận từ chính những cơ hội trên thị trường này. Bởi đây là thời điểm kết thúc chu kỳ suy giảm của thị trường. Bên cạnh đó, thị trường tiếp tục chứng kiến các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS trong vài năm tới. Trên thị trường vẫn tồn tại nguồn cầu tiềm năng khi một bộ phận người dân lại có tâm lý chờ thị trường giảm giá hơn. Đồng thời sự minh bạch trong giao dịch mua bán BĐS ngày càng tăng lên cũng là cơ hội cho ngành này phát triển.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế cũng có những tác động tích cực đối với thị trường BĐS. Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí cho rằng, các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp sức mạnh mẽ cho nhu cầu BĐS nếu khu vực tư nhân được đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực giảm thực sự đầu tư công. Việc giảm thuế doanh nghiệp xuống 20% sẽ là bước đầu cho chính sách này. Sau khi thị trường BĐS được khỏi động từ việc giảm lãi suất, thị trường này sẽ phục hồi nhanh chóng nếu có sự tham gia ào ạt từ các nhà đầu tư mới.

Minh chứng rõ nhất cho nhận định thị trường BĐS Việt Nam có những dấu hiệu khả quan khi thị trường căn hộ tương lai tại các địa phương trong cả nước vẫn tiếp tục được xây dựng mới. Tại Tp.HCM có 18.000 căn, Hà Nội là 16.000 căn, Đà Nẵng là 1.100 căn và số lượng căn hộ có giá từ 15-19 triệu/m2 vẫn giao dịch. Đất nền tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An vẫn sôi động. Căn hộ có giá 2 tỷ đồng vẫn giao dịch bình thường…

Những dấu hiệu trên cho thấy mức độ hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn khá lớn và hiện nay đã xuất hiện những tín hiệu tích cực, những nhà đầu tư mới đang sẵn sàng đổ vốn vào thị trường BĐS, mang lại kì vọng một chu kỳ phát triển mới đầy sôi động… 

đó Công ty Thép Việt đã phải cắt giảm 50% công suất, Công ty Thép Vạn Lợi, đã tuyên bố ngừng sản xuất, Công ty CP Thép Đình Vũ thì đã liên tục lỗ trong những năm qua, còn Công ty CP Thép Cửu Long Vinashin cũng đang “đắp chiếu” và tìm người mua lại DN của mình. Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất mà vẫn có hàng tồn kho.

Thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, lượng thép tiêu thụ trong tháng 2/2012 chỉ đạt 360 nghìn tấn, thấp hơn so với mức bình quân 400 - 420 nghìn tấn/tháng trước đây. Hiện nay, lượng thép tồn kho của ngành thép khoảng 350 nghìn tấn, chưa kể 560 nghìn tấn phôi thép chuẩn bị sản xuất cho tháng tới. Theo VSA, sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong tình trạng “đóng băng”.

Chủ động tìm hướng ra

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty thép Việt (Pomina) nhận định, năm 2012, lượng thép tiêu thụ cả nước sẽ giảm 5-7% do thị trường thép ở miền Nam còn rất khó khăn, nhiều khu chung cư bỏ hoang vì xây xong không bán được. Do vậy, hai tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép của Pomina cũng sụt giảm 10%. Thời gian tới, nếu Ngân hàng nhà nước không có chính sách nới lỏng tín dụng thì thị trường sẽ còn tiếp tục giảm sút. Để duy trì doanh thu, năm nay, thép Việt sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thép, tăng khoảng 20% so với năm 2011 (năm ngoái công ty xuất khoảng 700 ngàn tấn thép) và theo sát diễn biến thị trường để kịp thời điều chỉnh hoạt động.

Về phía Công ty xây dựng T.H, để tránh tình trạng lỗ kéo dài công ty đã ngưng thi công 2 công trình nhà nước và chấp nhận lỗ tiền cọc đấu thầu. Hiện tại, công ty chỉ nhận làm các công trình xây dựng có vốn đầu tư nhỏ hoặc xây các công trình của tư nhân. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng của người dân giảm mạnh, số công trình đảm nhận của công ty trong 2 tháng đầu năm không nhiều.

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Khương Mai (Q.10, TP.HCM) cho biết, hai tháng đầu năm 2012 sản lượng tiêu thụ VLXD của Khương Mai giảm 50% so với cùng kỳ và đạt khoảng 1.000 tấn thép các loại. Thông thường ở thời điểm này, sản lượng tiêu thụ VLXD rất khả quan nhưng năm nay dù đã gần hết quý I/2012, mà thị trường vẫn chưa phục hồi. Để thoát khỏi tình trạng bế tắc trên, công ty đang khảo sát một số thị trường tại Campuchia, Lào, Malaysia… để xuất khẩu VLXD, đồng thời xem xét tới việc kinh doanh thêm một số mặt hàng nông sản khác. 

(Theo VEN)