Quy trình cải tạo sửa chữa nhà: Dự tính và lên kế hoạch (P1)

Để giúp bạn có thể chủ động hơn trong quá trình cải tạo sửa chữa ngôi nhà, tránh những vấn đề phát sinh khiến bạn đau đầu, xin đưa ra loạt bài viết về quy trình các bước cải tạo sửa chữa nhà: Lên kế hoạch sửa nhà; Tiến hành sửa nhà; Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công.

Sự vất vả khi phải quán xuyến một công trình xây dựng khiến nhiều người e ngại. Cho dù bạn có giao phó công việc đó cho một chủ thầu, thì người trông coi và kiểm tra cuối cùng vẫn phải là bạn. Đặc biệt, với những gia đình vừa sửa nhà lại vẫn phải sinh hoạt trong chính ngôi nhà ấy, thì sự e ngại và do dự càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà bạn đang ở đã xây khá lâu mọi thứ đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp thì việc sửa nhà là rất nên làm.
Để giúp bạn có thể chủ động hơn trong quá trình cải tạo sửa chữa ngôi nhà, tránh những vấn đề phát sinh khiến bạn đau đầu, xin đưa ra loạt bài viết về quy trình các bước cải tạo sửa chữa nhà: Lên kế hoạch sửa nhà; Tiến hành sửa nhà; Kiểm tra, nghiệm thu và hoàn công.

Quy trình cải tạo sửa chữa nhà_Dự tính và lên kế hoạch(P1)


Bạn đã có ý tưởng sửa chữa ngôi nhà của mình?
Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch sửa nhà hoàn chỉnh và chi tiết. Kế hoạch sửa nhà bao gồm:
 
1. Dự trù kinh phí
Nếu bạn đã có ý định sửa nhà, dù phần nhà bạn muốn sửa lớn hay không thì vấn đề chính yếu nhất bạn vẫn cần quan tâm đó là vấn đề kinh phí. Con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thảo luận giá sửa chữa với các nhà thầu.

Bạn đừng nghĩ là khi bạn sửa nhà, chi phí sẽ không lớn vì việc bảo dưỡng lâu dài hao phí năng lực và chi phí sửa chữa có thể sẽ tăng thêm nhanh chóng. Hãy đảm bảo bạn đã liệt kế hết những thứ bạn cần thay thế và sửa chữa để đưa ra bản dự trù kinh phí chi tiết và hoàn thiện nhất


Quy trình cải tạo sửa chữa nhà_Dự tính và lên kế hoạch(P1)


Dự trù kinh phí sửa chữa nhà
Để dễ dàng hơn, bạn có thể phân làm 2 loại chi phí cơ bản:
Chi phí sửa chữa, thay mới: Đây là khoản chi phí bạn cần để mua các thiết bị, vật dụng cần thêm hoặc thay mới khi nhà đã sửa chữa xong: đồ nội thất, đồ trang trí, thiết bị chiếu sáng... Vì dù nội dung sửa chữa ngôi nhà bạn có lớn hay nhỏ thì việc phát sinh chi phí để mua các thiết bị mới là điều không thể tránh khỏi.
Chi phí sửa chữa xây dựng cơ bản: Đây là khoản chi phí bạn cần để tiến hành dỡ bỏ, dịch chuyển hay xây mới tới mức kiến cố phần nhà bạn muốn sửa chữa. Thông thường thì cách tính phổ biến hiện nay là tính theo m2. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích sửa chữa thực tế của gia đình bạn.

Quy trình cải tạo sửa chữa nhà_Dự tính và lên kế hoạch(P1)


Bạn nên có một phương án tài chính tối ưu
Trên thực tế, đơn giá sửa nhà thường cao hơn rất nhiều so với đơn giá xây nhà vì vậy ngoài số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm 10% đến 30% số tiền ước tính ban đầu.
Ngoài ra, phương án tài chính cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Nếu nội dung sửa chữa nhà của bạn lớn, hoặc năng lực về kinh tế của bạn hạn hẹp thì bạn cũng nên dự trù những phương án tài chính tối ưu cho gia đình bạn.
 
2. Lập kế hoạch chi tiết
Lập kế hoạch hợp lý có thể giúp bạn chủ động về ngân sách bởi cùng một quyết định nhưng bạn có thể biết chắc nó tốn bao nhiêu tiền và cần thời gian bao lâu nếu lên kế hoạch rõ ràng.
Đầu tiên, bạn hãy nắm rõ những thông tin về ngôi nhà của bạn: tuổi của ngôi nhà, vật liệu cấu tạo, hệ thống điện nước, quá trình tu sửa...và những phần mà bạn muốn sửa hoặc nâng cấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn và đáng tin cậy, để quyết định có thể sửa chữa nâng cấp những phần nào vì sẽ có những phần bạn muốn sửa nhưng lại rất khó hoặc không thể thay đổi.
Việc lên kế hoạch về tất cả những phần bạn muốn sửa chữa, phần nào tiến hành trước phần nào tiến hành sau để không gây khó khăn cho cả quá trình cũng như sẽ không gây khó khăn cho sinh hoạt của gia đình bạn nếu bạn đang sống trong khu vực sửa chữa.

Quy trình cải tạo sửa chữa nhà_Dự tính và lên kế hoạch(P1)



Có một kế hoạch cụ thể sẽ tránh được nhiều chi phí phát sinh
Bạn cũng nên tham khảo quy định của UBND cấp tỉnh/thành nơi có nhà bạn, để biết với nội dung bạn muốn sửa, bạn có phải xin giấy phép xây dựng hay không. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu những quy định bắt buộc khác của chính quyền địa phương liên quan tới khu vực nhà bạn muốn sửa, vấn đề về quan hệ hàng xóm...
Đồng thời bạn cần tìm hiểu về các nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.
 
Theo FHD