Tiêu chuẩn Việt Nam cho gạch block bê tông tự chèn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN áp dụng cho gạch bê tông tự chèn:
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch bê tông tự chèn được sản xuất theo phương pháp rung ép từ hổn hợp bê tông cứng, dùng để lát vĩa hè, đường phố, sân bải, quảng trường.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn.
TCVN 6065 : 1995 Gạch xi măng lát nền.
TCVN 6260 : 1997 Xi măng poóc lăng hổn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6355-3 : 1998 Gạch xây - Phương pháp xác định độ hút nước.
3. Hình dáng, kích thước cơ bản và ký hiệu quy ước.
3.1. Hình dáng:
Gạch bê tông tự chèn có hình dáng rất đa dạng. Một số hình dáng và tên gọi thông dụng quy định trên hình 1.
Chú thích - Tuỳ theo yêu cầu sử dụng có thể sản xuất gạch bê tông tự chèn có hình dáng khác hình 1.
3.2. Kích thước và sai lệch kích thước: theo bảng1.
Bảng 1 - Kích thước và sai lệch kích thước.
Kích thước tính bằng mm
Kích thước |
Mức |
Sai lệch cho phép |
Chiều dài t, không lớn hơn |
280 |
± 2 |
Chú thích:
1/. Chiều rộng và các kích thước tạo dáng được sản xuất theo yêu cầu của người sử dụng.
2/. Ưu tiên sản xuất các loại gạch có chiều dầy: 60mm - 80mm - 100mm, 120mm.
4. Ký hiệu quy ước.
Ký hiệu quy ước cho gạch bê tông tự chèn được ghi theo thứ tự: tên theo hình dáng - mác gạch - chiều cao - số hiệu tiêu chuẩn này. Ví dụ: ký hiệu quy ước hình lục lăng, mác 300, chiều cao 60mm là:
Gạch bê tông từ chèn - Lục lăng M300 - 60 TCVN 6476 : 1999.
Yêu cầu kỹ thuật.
4.1. Yêu cầu ngoại quan.
4.1.1. Gạch sản xuất ra có thể có hoặc không có màu trang trí. Đối với gạch có màu trang trí độ dày lớp màu trang trí không nhỏ hơn 7mm và đồng đều trong lô.
4.1.2. Khuyết tật ngoại quan cho phép theo bảng 2.
Bảng 2 - Khuyết tật ngoại quan cho phép
Tên khuyết tật |
Mức cho phép |
1. Độ cong vênh, vết lòi lõm ở mặt viên gạch, mm không lớn hơn |
1
2 |
2.1. Theo cường độ nén, gạch bê tông tự chèn được sản xuất theo các mác sau: M200; M300; M400; M500; M600.
2.2. Các chỉ tiêu cơ lý của gạch quy định ở bảng 3.
Bảng 3 - Các chỉ tiêu cơ lý
Mác gạch |
Cường độ nén, N/mm2 |
Độ hút nước, %, không lớn hơn |
Độ mài mòn, g/cm2, không lớn hơn |
M200 |
20(200) |
10 |
0,5 |
5. Phương pháp thử.
5.1. Lấy mẫu.
Mẫu thử được lấy theo lô, Lô là một số lượng gạch có cùng hình dáng, kích thước, màu sắc được sản xuất với cùng loại hỗn hợp phối liệu và trong một thời gian liên tục. Cỡ lô thông thường không lớn hơn 15.000 viên.
Lấy 15 viên bất kỳ ở các vị trí khác nhau trong lô, sao cho mẫu đại diện cho cả lô đó.
5.2. Kiểm tra kích thước và khuyết tật ngoại quan.
Kiểm tra kích thước và khuyết tật ngoại quan trên toàn bộ số lô mẫu lấy ra theo điều 5.1.
5.2.1. Dùng thước lá đo các chiếu viên gạch, chính xác tới mm, kết quả là giá trị trung bình cộng của 4 lần đo ở 4 cạnh thuộc về mỗi chiều.
5.2.2. Độ cong vênh và vết lồi lõm bề mặt là khe hở lớn nhất tạo thành khi ép sát cạnh của thước lên bề mặt cần kiểm tra.
5.2.3. Các vết nứt và vết sứt được đếm và quan sát bằng mắt thường. Dùng thước lá đo chiều dài vết nứt, vết sứt chính xác đến 1mm.
5.2.4. Độ đồng đều màu sắc mặt viên gạch được xác định bằng cách để mẫu có màu chuẩn ở giữa các viên gạch. Quan sát bằng mắt thường ở khoảng cách 1,5m.
5.3. Xác định các chỉ tiêu cơ lý.
Các chỉ tiêu cơ lý được xác định khi mẫu đã đủ 28 ngày kể từ ngày sản xuất.
5.3.1. Xác định cường độ nén.
5.3.1.1. Nguyên tắc.
Đặt má ép và mẫu thử lên thớt dưới của máy và nén đến khi mẫu phá huỷ. Từ lực phá huỷ và diện tích chịu nén, tính cường độ nén.
5.3.1.2. Dụng cụ và thiết bị thử.
- Thước lá bảng kim loại có vạch chia đến 1mm.
- Các miếng kính để là phẳng mặt vữa trát mẫu.
- Bay chảo để hồ trộn xi măng.
- Máy nén có thang lực thích hợp để khi nén tải trọng phá hoại nằm trong khoảng 20% đến 80% tải trọng lớn nhất của thang lực nén đã chọn, không được nén mẫu ngoài thang lực trên.
- Bộ má ép bằng thép có các kích thước.
+ Chiều dài: 120mm ± 0,2mm;
+ Chiều rộng: 60mm ± 0,2mm;
+ Chiều dày: Không nhỏ hơn 15mm.
5.3.1.3. Chuẩn bị mẫu thử.
Mẫu thử là 15 viên gạch nguyên, lấy theo điều 5.1.
Dùng xi măng nón hợp theo TCVN 6260 : 1997 và nước để trộn hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn.
Mặt chịu nén là mặt trên và mặt dưới viên gạch. Trát mái xi măng lên hai mái chịu nén. Dùng các miếng kính để là phẳng hồ xi măng sao cho không còn vết lõm và bọt khí. Chiều dày lớp hồ xi măng không lớn hơn 2mm. Hai mặt trát phải phẳng và song song nhau.
Sau khi trát mẫu được đặt trong phòng thí nghiệm không ít hơn 72 giờ rồi đem thử. Khi nén, mẫu ở trạng thái ẩm tự nhiên. Khi cần thử nhanh có thể dùng xi măng nhôm hoặc thạch cao khan để trát mặt mẫu. Sau đó mẫu thử được đặt trong phòng thí nghiệm không ít hơn 16 giờ rồi đem thử.
5.3.1.4. Tiến hành thử.
AÏP hai má ép vào mặt trên và mặt dưới mẫu thử và đặt lên thớt dưới của máy nén sao cho tâm hai má ép trùng với tâm thớt nén. Tốc độ tăng tải phải đều và bằng 0,6 N/mm2 ± 0,2 N/ mm2 trong 1 giây.
5.3.1.5. Đánh giá kết quả.
Cường độ nén R của mẫu thử được tính bằng N/ mm2 theo công thức
R = a x P/S
Trong đó:
P: Là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng Niutơn.
S: Diện tích má ép, tính bằng mm2
a: Là hệ số phụ thuộc chiều cao mẫu thử
Tùy theo chiều cao mẫu thử, giá trị a được lấy như sau:
a = 1,00 Khi chiều cao mẫu thử nhỏ hơn 70 mm.
a = 1,20 Khi chiều cao mẫu bằng hơn 70 mm đến 90 mm.
a = 1,18 Khi chiều cao mẫu thử lớn hơn 90mm.
Tính trung bình cộng các kết quả thử, loại bỏ các giá trị có sai lệch lớn hơn 15% so với giá trị trung bình. Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình cộng của các giá trị hợp lệ còn lại chính xác tới 0,1 N/mm2.
5.3.2. Xác định độ hút nước theo TCVN 6355 : 1998
5.3.3. Xác định độ mài mòn theo TCVN 6065 : 1995